Đá gà đòn – Kỹ thuật chăm gà đòn cực chiến

Đá gà đòn không phải là một loại hình mới mẻ nhưng độ thu hút của nó thì chúng tôi dám khẳng định rằng không kém cạnh bất kỳ trận gà chọi khác đâu nhé. Nếu như anh em nào chưa từng được chứng kiến cũng chưa từng nghe qua thuật ngữ này thì phải theo dõi ngay bài viết hôm nay để được khám phá nhé. 

Thế nào là đá gà đòn?

Phần lớn nhiều nhiều người của thế hệ mới có vẻ như cảm thấy thân thuộc với những khái niệm gà đá cựa dao, gà đá cựa sắt, gà đá cựa tròn hơn là gà đá đòn. Điều này thì cũng không có gì khó hiểu vì những hình thức kia chúng lần lượt được khai sinh sau này trong khi đá gà đòn thì lại có từ rất lâu. Trước khi đi đến tìm hiểu tường tận về chọi gà đòn ra sao thì chúng ta cần hình dung được kê đòn sẽ trông như thế nào.

Thế nào là đá gà đòn
Thế nào là đá gà đòn

Gà đòn là gì? 

Nhiều người hay lầm tưởng rằng gà đòn vốn là những con có thân hình lực lưỡng, lông rậm rạp mà chúng ta thường nhìn thấy nó trong những trận chọi gà dân gian vào các dịp lễ Tết ở Việt Nam. Tuy nhiên, gà đòn không phải là như thế, gà mà vừa được đề cập đến được gọi là gà nòi – loài này cũng cùng thuộc giống gà đầu trọc như gà đòn. 

Gà đòn trông khá đặc biệt, chúng nổi bật với thân hình thanh mảnh, cân nặng vừa phải (chúng to hơn gà tre nhưng không nặng cân như gà nòi), đôi chân thon cao, cổ dài không lông và đầu nhỏ trọc. Ở Việt Nam, gà đòn khả nổi danh vì chúng không chỉ cho người nuôi năng suất thịt mà còn góp mặt không ít vào các cuộc chọi gà tranh đấu lớn nhỏ. 

Điểm khác giữa gà đá đòn và gà đá cựa

Khác với gà đá cựa, gà đòn sở hữu một sức mạnh ấn tượng cùng một nguồn năng lượng dồi dào nên họ không cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị, dụng cụ, vũ khí như cựa nhân tạo để giao chiến với nhau. Chính vì thế mà chúng ta có thể tinh tế nhận ra rằng một trận đá gà đòn thường mất nhiều thời gian hơn. Gà đá cựa chúng sát thương nhau rất nặng nên thường dễ khiến đối phương ngã gục sau đôi ba lần dính cựa, có những trận gà chỉ sau 5 phút thôi đã có kết quả rõ ràng.

Tại sao nhiều kê sư thích xem gà đòn đá?

Các bạn có biết không, những người có hiểu biết sâu sắc về gà đá, có kinh nghiệm chơi gà lâu năm thì họ thường rất thích xem đá gà đòn.

  • Đập vào mắt là dáng vẻ mạnh mẽ, nhanh nhẹn cho nên gà đòn gây thích thú với người xem bởi những pha tung đòn vô cùng linh hoạt, thoăn thoắt.
  • Gà đòn giao chiến với nhau lúc nào cũng cho khán giả cảm nhận chân thật vì chúng đá với nhau bằng sức mạnh mà không sử dụng bất kỳ sự hỗ trợ nào khác.
  • Những trận gà đòn thường kéo dài hơn gà đá bằng cựa sắt nên người xem sẽ cảm thấy đã nư.
Tại sao nhiều sư kê thích xem đá gà đòn
Tại sao nhiều sư kê thích xem đá gà đòn

Kỹ thuật chăm gà đòn cực chiến

Nghe sơ sơ qua về một trận đá gà đòn đầy thu hút như thế thì chắc hẳn mọi người cũng đoán được rằng từng con chiến kê được nuôi nấng kỹ lưỡng và chăm sóc kỹ càng đến mức độ nào rồi đúng không. Nếu như trong số các độc giả ở đây đang có ý định mài dũa và huấn luyện một em thì có thể tham khảo kỹ thuật nuôi từ những chuyên gia mà chúng tôi tổng hợp ở đây.

Khi nuôi bất kỳ một con vật nào thì chắc chắn khâu đầu tiên chúng ta phải chú trọng đến là chọn giống. Các anh em nên ưu tiên chọn chú gà đòn được đổ ra từ gà mẹ có sức khỏe tốt và càng dữ càng sung, có vai vóc và lườn sâu và gà cha thì nên có ít nhất 3 lần ăn độ.

Khi đã nuôi gà đòn được một thời gian đến giai đoạn trưởng thành rồi thì chúng ta nên dành thời gian hớt lông cho chúng. Cụ thể thì phần lông đầu nên được hớt sát để ngăn tình trạng bị đối phương mổ lông đầu, nắm đầu đá. Khi vào đợt vô nghệ thì chúng ta cắt tiếp phần lông đùi và cổ để vào dễ dàng hơn. Đối với phần lông tơ là lông ở dưới cánh cũng cần được hớt để chúng ta tắm rửa chúng và để hạn chế tình trạng lông thấm nước dẫn đến khó bay nhảy.

Kỹ thuật chăm đá gà đòn
Kỹ thuật chăm gà đòn

Bên cạnh đó chúng ta cần phối hợp thêm nhiều phương pháp khác đồng thời trong quá trình nuôi như là:

  • Quần sương: Cứ dăm ba bữa thì sẽ thả gà ra sáng sớm khi trời còn sương để chúng đập cánh, tập thể dục nhằm tăng sức đề kháng.
  • Chạy lồng: Người nuôi sẽ nhốt con gà mái bên trong hai lớp bội và thả gà đòn nuôi đi lanh quanh lòng vòng bên ngoài bội.
  • Vào nghệ: Gà đòn sẽ được vào nghệ định kỳ để làm cho da chúng thêm dày dặn, tăng sức chịu đòn.
  • Xổ: Gà ở giai đoạn cứng cáp rồi thì có thể cáp với gà cùng chạng tương đương, tập cho chúng sự giao đấu chống trả.

Kết luận

Chúng tôi vừa cung cấp các thông tin về chủ đề đá gà đòn một cách khá chi tiết, đầy đủ và chính xác cho mọi người. Nếu như những anh em có niềm đam mê với bộ môn chọi gà thì chắc chắn những trận gà đòn quyết chiến sẽ làm mát mắt anh em. Hãy thử trải nghiệm ngay một trận đấu để kiểm chứng những lời daga.so nói xem có phải sự thật không nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *